XtGem Forum catalog
dien dan wapmaster,forum wapmaster
Hack Cf Mới Nhất Bmt24h

Cách chữa điện thoại khi Chạm nước "điện thoại rơi xuống nước"

28/11/2015 - 05:29Xem
cách sửa điện thoại dính nước, xử lí điện thoại khi rơi xuống nước và kinh nghiệm làm khô điện thoại hồi sinh cho your phone.

Mùa đông đang tới cũng là mùa của những cơn mưa bất chợt. Và dù chúng ta có cẩn thận tới đâu cũng rất dễ gặp phải tình trạng điện thoại bơi trong nước, hoặc may mắn hơn là chỉ ngấm chút nước.
Với những smartphone cao cấp được trang bị sẵn khả năng chống nước, có lẽ, đây không phải vấn đề đáng bận tâm.
Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các sản phẩm phổ thông hoặc như iPhone đều không được trang bị tính năng đặc biệt này. Vậy đâu là cách sơ cứu, chữa trị đúng nhất khi smartphone gặp nước? Mời các bạn cùng theo dõi thủ thuật xử lý khi điện thoại gặp nước dưới đây nhé!
Bước 1: Lấy điện thoại ra ngay và tắt nguồn
Rất khó để chúng ta tập cho mình một phản xạ, thấy điện thoại rơi xuống nước, phải lấy máy ra ngay. Thay vào đó, rất nhiều người khi nhìn thấy smartphone bơi trong nước sẽ liền than vãn, ỉ ôi, gào rú. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, càng lấy smartphone ra khỏi nước nhanh, cơ hội sống sót của thiết bị càng cao.
Bởi ngay khi tiếp xúc với nước, các cổng kết nối, cổng microphone, cổng sạc hoặc phần vỏ nhựa bọc quanh thân máy có thể dễ dàng để nước lọt vào sau ít giây. Do đó, hãy đưa chiếc điện thoại khỏi mặt nước một cách nhanh nhất có thể và tắt máy để tránh hiện tượng đoản mạch.
Tất nhiên, bạn phải chấp nhận một thực tế, là nếu có lỡ đánh rơi điện thoại xuống bồn cầu, hãy trục vớt smartphone ngay lập tức, dù phía dưới làn nước “thượng vàng hạ cám” đó có là thứ gì đi chăng nữa. Lúc này câu chuyện sẽ quay về 2 lựa chọn: mất tiền hay sợ bẩn!
Bước 2: Những điều không được phép làm
Đây sẽ là bước rất quan trọng, quyết định sự sống còn của smartphone và hãy nhớ rằng dưới đây đều là những điều cấm kị khi chúng ta đã lấy được điện thoại ra khỏi nước:
– Tuyệt đối không được bật nguồn điện thoại. Bởi việc này có thể dẫn tới hiện tượng đoản mạch.
– Tuyệt đối không được cắm ngay điện thoại vào nguồn điện, lý do tương tự như trên.
– Không nhấn vào các phím cứng trên smartphone, bởi đôi khi hành động này sẽ càng khiến nước tràn vào điện thoại sâu hơn. Hãy cố gắng, càng ít chạm vào smartphone càng tốt.
– Không được lắc hoặc thổi vào điện thoại, bởi làm vậy sẽ chỉ khiến kẽ nước vào sâu trong thiết bị mà thôi. Đặc biệt, hãy hạn chế việc dùng máy sấy để hong khô điện thoại, lý do tương tự như trên.
– Không sử dụng nguồn nhiệt bất kì để làm khô thiết bị, bởi đôi khi, việc sử dụng nguồn nhiệt quá đà sẽ càng làm smartphone trở nên hư hỏng nặng.
– Không di chuyển điện thoại quá nhiều, mà chỉ nên cố định tại một chỗ. Nói cách khác, hãy giữ nguyên hiện trạng chiếc smartphone để tránh cho các kẽ nước chạy xung quanh bảng mạch
Bước 3: Tháo rời điện thoại nếu có thể
Nên nhớ, ở đây chúng ta chỉ tháo rời những bộ phận có thể, chứ không phải là tháo rời toàn bộ linh kiện bên trong smartphone. Với những smartphone nguyên khối, chúng ta hãy tháo ngay thẻ SIM, thẻ nhớ (nếu có). Trong khi đó với smartphone có nắp lưng tháo rời, hãy tháo bung nắp lưng của thiết bị, tháo cả viên pin, thẻ SIM và thẻ nhớ.
Lưu ý, với các thành phần đã được tháo ra, hãy đặt chúng lên trên một tờ giấy thấm, vừa hút nước, vừa tránh tình trạng gặp nước thêm một lần nữa.
Bước 4: Làm khô các bộ phận đã được tháo rời
Tới đây, chúng ta mới bắt đầu công việc làm khô các bộ phận đã được tháo rời ở trên (thân máy, nắp lưng, thẻ SIM, thẻ nhớ…). Theo lời khuyên của các chuyên gia, người dùng nên sử dụng thấy vệ sinh, hoặc các loại giấy thấm chuyên dụng thay vì dùng tới máy sấy. Tất nhiên, việc lau chùi cũng phải nhẹ tay và tránh nơi ẩm ướt.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, chúng ta có thể sử dụng tới những chiếc máy hút bụi để hút nước khỏi các bộ phận đã được tháo rời. Đặc biệt, đây cũng là phương pháp hút ẩm rủi ro thấp nhất, không nguồn nhiệt, không phải dịch chuyển thiết bị quá nhiều.
Tất nhiên, nếu may mắn, chúng ta có thể khởi động máy lên ngay lập tức sau 30 phút. Thế nhưng, trong phần lớn các trường hợp, nếu điện thoại bị rơi xuống nước, nhiều khả năng chúng ta chưa thể khởi động lại thiết bị, được trừ khi quãng thời gian rơi xuống nước đặc biệt ngắn.
Bước 5: Hút ẩm
Nếu việc lau khô, hoặc dùng máy hút đem lại hiệu quả lớn với các bộ phận đã được tháo rời như: nắp lưng, thẻ SIM, thẻ nhớ, thì riêng với thân máy, chúng ta lại cần tới những thiết bị chuyên dụng để hút ẩm.
Phương pháp đơn giản nhất mà chúng ta có thể sử dụng, đó là dùng một chiếc hộp kín có chứa gạo khô để hút ẩm cho smartphone. Tất nhiên, nếu của nhà trồng được và có sẵn hạt chống ẩm dành riêng cho máy ảnh, chúng ta có thể sử dụng những hạt chống ẩm này.
Lưu ý, trong quá trình hút ẩm, chúng ta nên thường xuyên xoay điện thoại theo những vị trí khác nhau sau mỗi 1 tiếng để hiệu quả hút ẩm tốt hơn. Ngoài ra, cứ mỗi 4 – 6 tiếng sau đó, chúng ta cần kiểm tra môi trường hút ẩm để đảm bảo môi trường này không bị ảnh hưởng. Còn sau khoảng 24 giờ hút ẩm, chúng ta cần kiểm tra kỹ lưỡng từng góc cạnh của máy để đảm bảo máy đã đủ khô.
Sau đó kiểm tra các cổng kết nối hoặc các điểm có kẽ hở khác. Nếu có bụi hoặc vết bẩn, chúng ta nên lau sạch chúng đi, lắp pin vào smartphone và bật máy. Đặc biệt, với lần mở máy đầu tiên, chúng ta còn để ý xem có âm thanh hay mùi bất thường hay không. Nếu không có điều gì khác thường, bạn đã cứu sống thành công chiếc điện thoại của mình.
Chúc các bạn thành công!
[Like: 0]
Hãy Đăng nhập để bình luận và viết bài nhé
Tổng số bình luận 1
Chia sẻ bài viết đến bạn bè
Link:
BBcode:
Xem Thêm
Trực Tuyến
1 Khách
Chủ Đề: 149
850 Chat - 171 member - 920754 Views
Khi sao chép hoặc phát hành bất kỳ nội dung nào thuộc Diễn Đàn Wapmaster Bmt24h Vui lòng viết rõ nguồn tác giả bmt24h.
Thanks to XtGem.com — Visual mobile site building tool
C-STAT
Textlink Trần Phú Hiền
Thanks to XtGem.com — Visual mobile site building tool
C-STAT